Tham khảo các câu trả lời Điểm yếu của bạn là gì?

Tham khảo các câu trả lời Điểm yếu của bạn là gì?

Khi nhà tuyển dụng hỏi “điểm yếu của bạn là gì?”, họ đang muốn xem liệu bạn có trung thực, tự nhận thức bản thân và sẵn sàng cải thiện hay không.

Không ai là không có điểm yếu, do đó bạn không thể trả lời là “Tôi tự nhận thấy mình không có điểm yếu nào cả!”. Tuy nhiên, câu hỏi này khá là khó với nhiều người không có sự chuẩn bị trước. Sau đây là một vài câu trả lời mẫu cho câu hỏi hóc búa này.

1. Thiếu kinh nghiệm

Đây thường là một câu trả lời rất tốt nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp đại học hoặc nếu bạn đang chuyển đổi việc làm mới.

Ví dụ: giả sử bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học đang nộp đơn xin việc làm nhà thiết kế đồ họa.

Bạn có thể nói rằng bạn thiếu kinh nghiệm với một phần mềm nhất định vì bạn đã thực hành trên một phần mềm khác.

Trong trường hợp như vậy, bạn có thể trả lời như thế này:

“Tôi chưa có kinh nghiệm với phiên bản Adobe Illustrator mới nhất, vì tôi thường thực hành bằng CorelDRAW. Tuy nhiên, xem xét cả hai đều là phần mềm thiết kế, tôi nghĩ rằng mình có thể học cách sử dụng AI trong thời gian rất ngắn.”

Điểm yếu của bạn là gì?

2. Làm việc theo nhóm

Chưa từng làm việc theo nhóm (hoặc rất ít) là một điểm yếu hoàn toàn hợp lệ, đặc biệt nếu công việc của bạn không liên quan đến làm việc với nhiều người.

Chỉ cần đảm bảo không trộn lẫn kỹ năng làm việc nhóm với kỹ năng giao tiếp hiệu quả, mặc dù cả hai có mối quan hệ với nhau.

Mặt khác, làm việc nhóm bao gồm sự hợp tác chặt chẽ với một nhóm để đạt được mục tiêu chung, điều này không nhất thiết phải có trong mọi lĩnh vực.

Đây là cách bạn có thể nói với nhà tuyển dụng về điểm yếu này:

“Thành thật mà nói, tôi không phải là một người giỏi làm việc nhóm. Tôi luôn làm việc kém hiệu quả hơn khi làm việc với một nhóm người, trong khi tôi cố gắng hết sức có thể làm tốt một mình.”

>> Danh sách việc làm mới nhất.

3. Sự trì hoãn

Sự trì là một thói quen (xấu) đã tồn tại quá lâu, thậm chí hầu như ai cũng có tính xấu này.

Như một điểm yếu, sự trì hoãn có thể là con dao hai lưỡi. Nếu bạn không định khung nó một cách chính xác, nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn có khả năng bỏ lỡ thời hạn hoặc hoàn thành công việc một cách sơ sài.

Chìa khóa ở đây là đề cập đến chính xác cách bạn đã cải thiện hoặc đang có kế hoạch cải thiện điểm yếu này.

4. Thiếu kiên nhẫn

Đấu tranh để duy trì sự kiên nhẫn là một trong những điểm yếu gần như ai cũng có thể mắc phải.

Sự kiên nhẫn của bạn có thể mất đi vào một lúc nào đó khi bạn đang làm việc. Nó có thể xảy ra vì một nhiệm vụ khó khăn mà bạn không thể hoàn thành, hoặc đồng nghiệp trong nhóm trễ thời hạn. Vấn đề là cách bạn phản ứng với sự thiếu kiên nhẫn của mình và liệu bạn có để nó ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với đồng nghiệp hoặc khách hàng hay không.

Vì vậy, trừ khi bạn đang làm một công việc mà điều cần thiết là phải kiên nhẫn (chẳng hạn như làm giáo viên), bạn có thể coi sự thiếu kiên nhẫn như một điểm yếu miễn là bạn định hình nó một cách tích cực.

5. Tự phê bình

Tại thời điểm này hay thời điểm khác, chúng ta cảm thấy như thể chúng ta có thể làm được nhiều hơn, hoặc chúng ta đã không cống hiến hết mình cho một nhiệm vụ nào đó.

Vì lý do này, tự phê bình là một cách trả lời mà bạn có thể sử dụng trong hầu hết các tình huống khi nhà tuyển dụng hỏi bạn điểm yếu của bạn là gì.

Ví dụ:

“Điểm yếu của tôi là hay chỉ trích bản thân và thường cảm thấy như mình không cống hiến hết sức cho công việc. Điều này thường khiến tôi phải làm việc quá sức hoặc cảm thấy thua kém đồng nghiệp. Trong suốt một năm qua, tôi đã tích cực làm việc với bản thân, cố gắng đối xử công bằng hơn với bản thân mình hơn”.

6. Đa năng, đa nhiệm

Đa nhiệm có thể không tuyệt vời như bạn nghĩ.

Đúng vậy, lối sống ngày càng bận rộn của chúng ta đôi khi có thể đánh lừa chúng ta nghĩ rằng đa nhiệm là tuyệt vời, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy đa nhiệm có thể gây hại nghiêm trọng đến hiệu suất công việc.

Đa nhiệm khiến bạn dễ mắc sai lầm trong công việc, làm việc kém hiệu quả hơn và nhìn chung thực sự làm ảnh hưởng đến năng suất của bạn.

Do đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng đa nhiệm như một câu trả lời cho “điểm yếu của bạn là gì?”

Kết luận

Trên đây là những gợi ý cho điểm yếu của bản thân. Hy vọng rằng bây giờ bạn đã chuẩn bị sẵn sàng hơn để trả lời câu hỏi hóc búa này của người phỏng vấn khi tìm việc làm mới.

ViecNgon

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết hot x