Phỏng vấn là giai đoạn sàng lọc ứng viên vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tìm được người có năng lực và phù hợp cho vị trí họ đang thiếu người. Là một người chuẩn bị tham gia phỏng vấn, nhất là những người chưa có kinh nghiệm tham dự phỏng vấn, hẳn bạn sẽ rất lo lắng. Để giảm bớt căng thẳng cho bạn, bài viết này sẽ điểm qua các vòng phỏng vấn thường gặp cũng như cách thức xử lý ở mỗi vòng. Thông thường, quá trình phỏng vấn ứng viên sẽ trải qua 3 vòng chính sau đây:
1. Phỏng vấn chuyên môn với cấp trên trực tiếp
Khi tiếp nhận hồ sơ xin việc của bạn, phòng nhân sự sẽ đưa qua cho phòng ban chuyên môn, nơi bạn sẽ làm việc nếu được nhận vào. Ở đây, họ sẽ đánh giá chuyên môn từng ứng viên dựa trên thông tin trong hồ sơ như là học vấn, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn… Các ứng viên được chọn sẽ trực tiếp đến dự phỏng vấn về chuyên môn tìm việc làm.
Đây có thể nói là vòng phỏng vấn căng thẳng nhất vì nó tập trung vào chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Rất nhiều câu hỏi về kiến thức, nghề nghiệp sẽ được đặt ra và bạn buộc phải trả lời một cách rành mạch, chính xác các câu hỏi của người phỏng vấn.
Thậm chí, ở vòng này bạn có thể phỏng vấn với nhiều người cùng một lúc, hoặc chia thành nhiều vòng nhỏ từ thấp đến cao. Đôi khi bạn có thể phải phỏng vấn qua video call với các chuyên gia nước ngoài nếu công ty đó là công ty đa quốc gia. Nếu vượt qua được vòng này, xem như bạn đã thành công được 50% trong quá trình phỏng vấn. Do đó, bạn nên tập trung tối đa cho vòng phỏng vấn này, chuẩn bị kỹ càng về kiến thức, kinh nghiệm để có thể hoàn thành tốt buổi phỏng vấn việc làm.
2. Phỏng vấn với bộ phận nhân sự
Sau khi vượt qua được vòng phỏng vấn chuyên môn, bộ phận nhân sự sẽ phỏng vấn bạn. Thông thường một cuộc phỏng vấn với bộ phận nhân sự sẽ thoải mái hơn. Chủ yếu các câu hỏi xoay quanh về thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, mức lương mong muốn và những yêu cầu khi tìm việc và làm tại công ty.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên chủ quan vì chắc chắn vẫn có nhiều ứng viên lọt qua vòng 1 giống như bạn. Có thể trình độ của các ứng viên ở vòng này là ngang nhau, hoặc chênh lệch đôi chút. Đây là lúc bộ phận nhân sự tập trung vào kỹ năng mềm của từng người để đánh giá khả năng đảm nhận công việc tốt hay không. Có thể chuyên môn bạn kém hơn người khác, nhưng kỹ năng mềm của bạn rất tốt, ứng biến linh hoạt, cho thấy sự thông minh và tiếp thu tốt thì khả năng được nhận có thể sẽ cao hơn.
Xem tin việc làm 24h
Do đó, ở vòng này bạn càng cởi mở, càng linh hoạt, càng thể hiện được những kỹ năng mềm của mình thì càng tốt.
3. Phỏng vấn với ban lãnh đạo
Sau khi bộ phận nhân sự phỏng vấn, sẽ chỉ có rất ít ứng viên vượt qua để tiếp tục phỏng vấn với ban lãnh đạo.
Ở vòng phỏng vấn này, bạn sẽ không được hỏi về chuyên môn, hoặt rất ít. Các câu hỏi tuỳ thuộc vào người phỏng vấn xem họ muốn gì ở bạn để đánh giá xem họ có yêu thích bạn hay không? Bạn có phù hợp với công ty đó hay không. Nói chung ở vòng này, bạn càng phải thể hiện những kỹ năng mềm của mình, bao gồm kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đội nhóm,… Cố gắng xử lý tốt mọi tình huống hoặc câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra cho bạn. Càng cố gắng làm cho người ta yêu thích và thấy được tiềm năng nơi chính con người bạn thì cơ hội chiến thắng càng lớn.