Nghệ thuật “sống chung” với sếp khó

Nghệ thuật “sống chung” với sếp khó

Bước chân vào một công ty, ngoài mối quan hệ với đồng nghiệp, ai cũng có mối quan hệ quan trọng hơn đó là mối quan hệ với sếp. Trong công ty sẽ có rất nhiều sếp, hoặc là cấp trên của bạn, đặc biệt nếu bạn chỉ là nhân viên bình thường thì càng có nhiều sếp. Nhưng thường thì chúng ta sẽ làm việc nhiều với sếp trực tiếp của mình, có thể là trưởng phòng, hoặc giám đốc bộ phận.

Sếp thì cũng có sếp “this” sếp “that”. May mắn thì bạn gặp được sếp hiền lành, dễ thương, dễ tính, luôn giúp đỡ và nâng đỡ nhân viên của mình. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải sếp khó tính, thờ ơ thậm chí là khó ưa. Nếu gặp trường hợp này, một người mới chân ướt chân ráo vào công ty thì phải làm sao? Dưới đây mình sẽ mách bạn nghệ thuật “sống chung” với sếp khó mà mình đã từng trải qua.

Sếp cọc tính

Gặp sếp cọc tính á, làm gì cũng bị chửi. Nhiều khi mình làm đúng mà đúng lúc ổng đang buồn ổng cũng moi ra lỗi để chửi. Nhiều khi chửi vô lý đến uất ức.

Gặp sếp như thế này nhiều người sẽ sớm bị nản, dẫn đến càng làm càng sai, và càng bị chửi. Cho nên tốt nhất là bạn phải bình tĩnh mỗi khi bị la. Sau đó, hãy cố gắng tìm hiểu vì sao sếp hay cọc tính, họ có gặp khó khăn gì trong công việc của họ không. Cố gắng dùng hết khả năng của mình, giúp đỡ họ trong công việc. Bạn có thể xung phong làm giúp công việc của họ mà bạn có thể làm được, chẳng hạn như chuẩn bị tài liệu, soạn dùm báo cáo, dịch dùm họ một cái văn bản,… Nếu giúp ích được cho sếp, sếp nhẹ bớt việc sẽ bớt cáu gắt thậm chí còn cảm thấy quý mến bạn hơn.

>> Danh sách việc làm mới nhất cho bạn.

Nghệ thuật “sống chung” với sếp khó

Sếp không chỉ việc cho bạn

Mình thì chưa gặp sếp như này bao giờ, tuy nhiên vẫn có thể bạn sẽ gặp phải một người sếp chỉ biết giao việc mà không chỉ bạn làm chúng như thế nào cho đúng. Gặp trường hợp này thì bạn nên góp ý một cách trực tiếp với sếp của mình. Mong muốn được sếp giúp mình hiểu hơn về công việc, cách để làm việc đó. Có thể vì sếp quá bận, hoặc nghĩ rằng bạn có thể làm được nên không quan tâm chỉ dạy. Việc nó ra sẽ giúp sếp để ý đến bạn hơn. Nếu may mắn gặp người dễ tính, bạn sẽ được chỉ bảo tận tình.

Sếp hay xét nét bạn

Một người sếp hay xét nét bạn, mà thường là sếp nữ mới có tính cách này, có thể họ không ưa một điều gì đó từ bạn. Cố gắng nhìn lại mình xem đã làm việc tốt chưa, có thái độ hay tính cách gì khiến đối phương cảm thấy không hài lòng hay không? Đặc biệt nếu trong phòng chỉ có mình bạn bị ghét, thì chắc phải có điều gì đó nơi bạn làm sếp không thích.

Nếu bạn tự cho mình đã hoàn hảo, bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp với sếp của mình để giải quyết mọi việc. Cố gắng tỏ ra tôn trọng, xem như mình đang là người có lỗi cần được chỉ bảo thêm để thay đổi. Hy vọng sếp của bạn sẽ tỏ ra cao thượng mà thay đổi cách nhìn về bạn hoặc chỉ cho bạn điều gì từ bạn làm họ không thích.

Sếp không nâng đỡ

Trong công việc, mọi nhân viên đều cần được sếp nâng đỡ để thăng tiến, hoặc chí ít là tăng lương hàng năm. Nếu sếp không nâng đỡ bạn, thì có 2 lý do. Hoặc là do họ ít quan tâm đến nhân viên, hoặc là họ đang ghét bạn. Nếu họ đang ghét bạn, hãy thử làm theo điều bên trên. Nếu họ không quan tâm nhân viên, bạn càng phải làm việc tốt hơn thay vì tìm việc làm mới. Hãy cố gắng chứng minh cho sếp thấy bạn thực sự có năng lực, mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho công ty. Bạn cũng có thể chứng minh năng lực của mình để ban giám đốc công ty nhận ra được khả năng của bạn, và bạn dễ dàng tự mình đề xuất được thăng tiến.

Kết luận

Là một nhân viên, bạn luôn phải làm hài lòng cấp trên của mình. Dù gặp sếp có tính cách thế nào đi nữa, điều quan trọng bạn phải thể hiện được mình là người có năng lực và tận tâm với công việc. Nếu sếp không nhìn ra, thì sẽ có người khác trong công ty nhìn thấy được khả năng của bạn. Như thế thì bạn luôn có cơ hội phát triển. Quan trọng nhất vẫn là kỹ năng ứng xử của bạn với những người cấp trên.

Mình từng là một nhân viên gặp ông sếp cực kỳ khó tính, khó đến nỗi những người thuộc phòng ban khác cũng không ưa. Nhưng sau 2 năm làm việc chung, mình đã thay đổi được tính cách của ông sếp. Ổng trở nên dễ tính hơn, dễ thương hơn, và sau đó nhường luôn vị trí lại cho mình khi ổng thăng tiến lên vị trí mới.

ViecNgon

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết hot x